I. LƯỢC SỬ:
Ø Nguồn gốc thành lập:
Hội dòng Mến Thánh Giá
Qui Nhơn là Hội dòng Giáo phận, tiền thân của Hội dòng là dòng Mến Thánh
Giá do Đức Giám mục Phêrô Maria Lambert de la Motte (1624-1679) thành
lập tại An Chỉ, Quảng Ngãi vào dịp lễ Giáng Sinh 1671, nhằm mục đích giúp
công cuộc truyền giáo cho lương dân và hướng dẫn người tín hữu tiến tới đời
sống trọn lành.
Từ An Chỉ, sức sống Mến
Thánh Giá lan rộng trong khắp địa bàn giáo phận Đàng Trong. Theo đó, các tu
viện Mến Thánh Giá được thành lập nơi này nơi khác trong suốt chiều dài thăng
trầm lịch sử truyền giáo của giáo phận. Năm 1723, khi Đức cha Charles Marin Labbé, Phó
Đại diện Tông Tòa Đàng Trong qua đời, trong giáo phận có 20 tu viện Mến Thánh
Giá.
Năm 1830, Đức Cha Jean Louis Taberd Từ, Đại Diện Tông Tòa Đàng Trong, lập tu viện Mến Thánh Giá tại Tân Triều (Biên Hòa, Đồng Nai), giao
cho Dì Tìm và Dì Tạ, hai nữ tu Mến Thánh Giá từ Bình Định vào coi sóc; và một
tu viện khác tại Lái Thiêu, giao cho Dì Mì và Dì Sang, hai nữ tu Mến Thánh Giá
cũng từ Bình Định đến coi sóc.
Từ giáo phận
Đàng Trong, tiền thân giáo phận Qui Nhơn, các giáo phận khác được sinh ra. Theo
đó, sức sống Mến Thánh Giá từ An Chỉ, giòng suối Mến Thánh Giá đầu nguồn cũng
chảy vào cung cấp sức sống cho cánh đồng truyền giáo nơi các giáo phận mới.
Năm 1844,
giáo phận Đàng Trong sinh ra giáo phận Tây Đàng Trong, phần còn lại được gọi là
Đông Đàng Trong. Năm 1845, có 15 tu viện Mến Thánh Giá tại Đông Đàng Trong.
Năm 1850,
Đông Đàng Trong sinh ra Bắc Đàng Trong, phần còn lại được gọi là Đông Đàng
Trong.
Năm 1862, dưới thời Tự Đức, hai
Nữ tu Anê Soạn và Anna Trị chịu xử giảo tại Phan Rí – Bình Thuận để làm chứng cho Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Năm
1885, phong trào Văn Thân đã sát hại 270 nữ tu và phá hủy 10 tu viện.
Sau khi phong trào Văn Thân tan
rã, các tu viện Mến Thánh Giá hồi sinh và phát triển. Năm 1919, toàn Giáo phận Đông Đàng Trong có 11 tu viện với 246 Nữ
tu.
Năm 1904, dưới thời Đức Cha Damien
Grangeon, Tòa Giám mục Đông Đàng Trong mở tòa án điều tra: “… Án thẩm vấn (procès informatif) về các vị tử
đạo từ năm 1859 – 1862 của chúng ta, bắt đầu từ tháng 04/1904, vừa mới kết thúc
mỹ mãn. Vào thứ bảy ngày 01/05, Giám mục thẩm phán R.P và Lục sự đã có buổi họp
trọng thể để ký tên và đóng dấu Bản chính và bản sao của đơn xin, trước sự hiện
diện của Tổng Đại diện và các nhân chứng là cha Maheu và cha Bonhomme. Bản
chính được lưu tại văn khố của Tòa Giám mục ad perpetuam rei memoriam. Bản sao
được gởi đến cha Cazenave ngày 10/5, chính ngài sẽ trao cho Đức Hồng y Bộ
trưởng Thánh Bộ Lễ Nghi” (X. Le Procès des Martys”, Mesmorial, Mission de
Quinhon, số 53, ngày 24/5/1909, tr. 85 – 88)
Ngày 13.11.1918, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV chuẩn y việc ghi danh hai nữ
tu vào sổ bộ Các Tôi Tớ Chúa. Đây là hai nữ tu đại diện cho hàng trăm chị em nữ
tu Mến Thánh Giá đã hy sinh vì đức tin.
Để phù hợp với
tinh thần giáo luật năm 1917, vào năm 1922
Đức cha Damien Grangeon Mẫn, Đại diện Tông
Tòa Đông Đàng Trong "đã quyết định xây một nhà tập cho các chị Mến Thánh
Giá. Cha Solvignon Lành chịu trách nhiệm trông coi công trình xây dựng, các nữ
tu dòng Thánh Phaolô sẽ chịu trách nhiệm việc đào tạo các nữ tu bản xứ" (Bulletin de la Société des Mission
Étrangères, 1922, trang 68).
Năm 1924,
Đông Đàng Trong được gọi là giáo phận Qui Nhơn.
Năm 1924, cơ
sở Nhà Mẹ hoàn thành và khởi đầu thu nhận ứng sinh.
Ngày
01.6.1926, Đức Cha Damien Grangeon Mẫn ra thư chung về việc cải tổ Dòng Mến
Thánh Giá thuộc giáo phận Qui Nhơn.
Ngày
14.9.1926, lễ Suy Tôn Thánh Giá, 17 tập sinh nhận tu phục: Áo dài màu đen, khăn
che đầu dài cũng màu đen và một thánh giá đeo trước ngực. "Đây không phải
là một Hội dòng mới, vẫn luôn luôn là nữ tu Mến Thánh Giá, nhưng nay thì giữ
các lời khấn đơn và chuẩn bị để coi sóc những trường học nhỏ". (Compte rendu 1926, trang 111)
Năm 1928, Đức
Cha Damien Grangeon Mẫn đệ trình Tòa Thánh Bản tâu xin lập dòng Mến Thánh Giá
chung cho cả giáo phận. Nguyên trước thời điểm nầy, các tu viện Mến Thánh Giá
trong giáo phận do Đức Giám mục điều hành chung, tuy nhiên mỗi tu viện biệt lập,
không thuộc quyền tu viện khác.
Ngày
19/02/1929, 14 nữ tu tiên khởi của Dòng tuyên khấn lần đầu.
Ngày
02/3/1929, Thánh Bộ Tu Sĩ ban sắc lệnh chuẩn y lập Dòng Mến Thánh Giá Qui
Nhơn.
Ngày
14/9/1932, Đức Cha Augustin Tardieu Phú chiếu theo sắc lệnh
Tòa Thánh, ban hành chỉ thị lập dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn có trụ
sở chính tại Gò Thị, Xuân Phương, Tuy Phước, Bình Định.
Ngày
22/8/1935, 11 nữ tu tuyên khấn trọn đời, hoa quả đầu mùa của những năm khởi đầu
hình thành Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Năm 1958, các
nữ tu thuộc sáu tu viện Mến Thánh Giá trong giáo phận còn tồn tại khi Hội dòng
Mến Thánh Giá Qui Nhơn đã được thành lập, được Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi cho
hợp nhất vào Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, dưới sự điều hành chung của Bề trên
Hội dòng. Kể từ đây, trong giáo phận chỉ có một Hội dòng Mến Thánh Giá.
Năm 1965, vì
thời cuộc, Nhà Mẹ Gò Thị dời về trung tâm Trinh Vương Qui Nhơn. Năm 1966,
được phép Đức cha Đôminicô Hoàng Văn
Đoàn,
Giám mục giáo phận Qui Nhơn, Nhà Mẹ Hội dòng được thiết đặt tại Qui Nhơn cho đến ngày nay.
Ngày 19/3/1975: Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các, Giám mục
Giáo phận Qui Nhơn phê chuẩn bản tân Hiến pháp gồm 9 phần với 235 số
thay cho bản Nội qui năm 1956.
Ngày
20/9/1997, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các cho thử nghiệm Hiến chương Dòng Mến
Thánh Giá do 7 Hội dòng Mến Thánh Giá Sài Gòn biên soạn năm 1990 thay cho Hiến
pháp năm 1975.
Ngày
14/9/2001, Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám mục Giáo
phận Qui Nhơn vẫn tiếp tục cho thử nghiệm Hiến chương của 7 Hội dòng Mến Thánh
Giá Sài Gòn đã tu chỉnh và được Đức Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn phê
chuẩn vào ngày 02/02/2000.
Ngày 08/8/2011, Hội dòng hân hoan đón nhận Hiến chương Hội dòng Mến Thánh
Giá Qui Nhơn do Đức Cha Phêrô Nguyễn
Soạn ban hành nghị định phê chuẩn.
Ngày 02/3/2014, nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày
nhận Sắc lệnh chuẩn y lập Dòng, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám
mục Giáo phận Qui Nhơn ban hành nghị định thiết lập Hiệp hội Mến Thánh Giá Tại
thế Qui Nhơn.
Đến nay, Hội
dòng đang hiện diện và phục vụ tại 9 Giáo phận tại Việt Nam và 5 Giáo
phận Hải ngoại: Hoa Kỳ, Na Uy và Úc.
Ø Đặc sủng: Yêu mến Chúa
Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và tham dự vào sứ mạng cứu thế của Người. Đặc sủng được thể hiện qua mục đích và sứ mạng của
Hội dòng:
· Mục đích:
-
Để sống Đặc sủng của mình,
người nữ tu Mến Thánh Giá đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn
cho Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh.
·
Sứ mạng:
Người nữ tu Mến Thánh Giá hiến thân
trọn vẹn cho Chúa qua sứ mạng của mình:
- Bằng lời kinh chuyển cầu để xin ơn
hoán cải cho những tín hữu sống xa lìa Chúa và cho lương dân ơn nhận biết Chúa.
- Bằng đời sống chứng nhân và phục
vụ trong các lãnh vực: đức tin, luân lý, giáo dục, xã hội và y tế; ưu tiên cho
giới nữ.
Ø Linh đạo:
Linh đạo, con đường nên
thánh, tập trung vào mầu nhiệm thập giá cứu độ
của Chúa Giêsu Kitô. Linh đạo
được thể hiện qua 3 chiều kích: Chiêm niệm, Khổ chế và Tông đồ.
Ø Đặc tính:
- Gắn
bó với Giáo hội địa phương và cộng tác với hàng Giáo sĩ theo quy định của Giáo
luật và Luật riêng của Hội dòng.
- Sống
giản dị, vui tươi, khiêm tốn, yêu thích trầm lặng, chuyên cần học hỏi, đảm đang
công việc và quên mình phục vụ mọi người.
II. HOẠT ĐỘNG
Ø
Trụ sở chính: 132 Trần
Hưng Đạo, tp. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại : 056.3823120.
Email: vpmtgquinhon@gmail.com; vpmtgqn15@gmail.com
Ø
Tổng Phụ trách: Nữ tu Maria Võ Thị Tuyết.
Ø Nhân sự toàn Dòng:
* Số cộng đoàn: 68 (59 tại Việt Nam + 07 tại Hoa Kỳ + 01 tại Nauy + 01 tại Úc)
* Số thành viên :
Khấn
sinh: 464
Tập sinh:
40
Tiền tập:
21
Thanh tuyển: 31
Dự tu: 255
Ø
Vườn ươm ơn gọi: Đặc trách ơn gọi: Nữ tu Macta Nguyễn Thị Trung: ĐT: 0935219997
1. Cộng
đoàn Thanh Hải, Nha Trang: 11 Đặng Tất, Vĩnh Hải, Nha Trang.
ĐT:
058.3831096; Email: trinhvuongmtgqn@gmail.com
2. Cộng
đoàn Giuse, Gò Vấp: 467/111 Lê Đức Thọ, F.16, Q. Gò Vấp, tp.HCM
ĐT: 08.38947265; Email: giusegovap@gmail.com
Ø
Hoạt động tông đồ:
* Mục vụ Giáo
xứ: dạy Giáo lý, phục
vụ phòng Thánh, bàn thờ, lễ
sinh, ca đoàn; Trao
Mình Thánh Chúa, phụ trách các hội đoàn, các chương trình sinh hoạt của Giáo
xứ; Hướng dẫn Ơn gọi; Huấn luyện giáo lý viên.
Thăm viếng, nâng đỡ đời sống tinh thần
cho các giáo dân, cũng như lương dân vùng sâu vùng xa; Hòa mình vào nếp sống
lao động.
* Văn
hóa giáo dục: dạy trẻ mầm non; lớp tình thương cho các em nghèo trong đó có
các em thuộc dân tộc thiểu số; lưu học xá giúp nữ sinh viên nghèo;
*
Từ thiện xã hội: Nuôi dạy trẻ mồ côi; Thăm viếng, giúp đỡ bệnh nhân nghèo…, người già
yếu, neo đơn.
* Đồng hành Mến Thánh Giá Tại Thế Qui Nhơn;